4 Cách xác định độ khó của từ khóa SEO chuẩn nhất

Xác định độ khó của từ khóa SEO là điều rất quan trọng. Bởi nó giúp chúng ta lên được một kế hoạch SEO cụ thể, cũng như tính toán các nguồn lực chi tiết và quan trọng nhất là làm báo giá cho khách hàng chuẩn nhất. Vậy xác định độ khó của từ khóa như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Xác định độ khó của từ khóa SEO như thế nào?
Xác định độ khó của từ khóa SEO như thế nào?

Cách 1: Sử dụng Google AdWords tool để kiểm tra lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh

Để có thể tiến hành nắm bắt được toàn bộ dữ liệu mà người dùng tìm kiếm từ khóa theo tháng, theo quý, theo năm. Thì chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Google AdWords tool.

Bạn tiến hành truy cập vào tool Keyword Planner của Google AdWords. Sau đó gõ từ khóa cần được đánh giá vào ô tìm kiếm. Lúc này một bảng thống kê dữ liệu của bộ từ khóa seo sẽ được liệt kê một cách đầy đủ. Bạn có thể sắp xếp chúng theo lưu lượng tìm kiếm hàng tháng để đưa ra được mức độ khó của từ khóa seo. Cách phân loại độ khó tham khảo:

  • Lưu lượng tìm kiếm từ 100 đến 1000: độ khó ở mức bình thường
  • Lưu lượng tìm kiếm từ 1.000 đến 10.000 độ khó ở mức khá
  • Lưu lượng tìm kiếm từ 10.000 đến 100.000 độ khó ở mức cao

* Lưu ý: 

  • Keyword Planner có phân loại độ khó sẵn cho bạn, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình, độ khó này là không hoàn toàn chính xác, chúng ta chỉ nên tham khảo.
  • Độ khó của từ khóa còn tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà từ khóa hướng đến, không hoàn toàn dựa vào lưu lượng tìm kiếm. Chẳng hạn một số ngành mà hầu như doanh nghiệp nào trong ngành đó cũng làm SEO, tuy nhiên nhu cầu tìm kiếm của người dùng ít, thì lưu lượng không thể cao được. 
Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa
Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa

Cách 2: Sử dụng công thức tính chỉ số hiệu quả của từ khóa (KEI)

Để có thể áp dụng được công thức Keyword Efficiency Index (KEI), chúng ta cần phải đáp ứng được hai định lượng đó chính là chỉ số Schỉ số C.

Trong đó, chỉ số S chính là lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng bạn đã tìm được ở bước 1. Chỉ số C chính là lượng website cạnh tranh có từ khóa hay còn gọi là SERP.

Ví dụ: Với từ khóa “YouTube”, bạn tiến hành gõ từ khóa “YouTube” lên trên Google search, lúc này sẽ có một dòng hiển thị hiện ra cụ thể như: Khoảng 10.520.000.000 kết quả (0,55 giây). Chỉ số C ở đây chính là: 10.520.000.000. Kết hợp với 2 chỉ số này vào công thức, chúng ta sẽ tìm ra được chỉ số hiệu quả của từ khóa. Chỉ số ra càng cao thì mức độ từ khóa sẽ càng khó và ngược lại. Công thức như sau:

 Công thức tính chỉ số hiệu quả của từ khóa (KEI)

Công thức tối giản hơn để tính KEI:

Công thức tối giản hơn để tính KEI

Cách 3: Dựa vào kết quả tìm kiếm của SERP để phân tích đối thủ

SERP chính là tổng số website đang tham gia cạnh tranh từ khóa. Từ khóa tìm kiếm cho website có chỉ số càng cao thì mức độ cạnh tranh càng lớn. Vì vậy mà việc phân tích được đối thủ đang làm gì với những từ khóa quan trọng sẽ giúp bạn xác định được mức độ của từ khóa, từ đó có thể đưa ra chiến lược SEO phù hợp. 

Cách 3: Dựa vào SERP
Cách 3: Dựa vào SERP

Cách 4: Xác định độ mạnh của đối thủ ở trên top

Một trong những yếu tố cuối cùng để đánh giá độ khó của từ khóa khi seo, đó chính là xác định độ mạnh yếu của các website ở trang 1. Bởi nếu như các cách bên trên chúng ta thực hiện đều cho ra một chỉ số khả quan. Nhưng khi gõ từ khóa lên Google tìm kiếm, thì lại trả về các website ở vị trí top 1, 2, 3 đều là những website lớn, có tuổi thọ lâu đời, thì từ khóa cần SEO lại “không dễ xơi” chút nào đâu.

Chúng ta cũng có thể xem nội dung của các đối thủ trên top này. Nếu như họ đều đầu tư vô cùng chỉn chu về mặt nội dung, thiết kế hay trải nghiệm người dùng thì hãy xem xét khả năng của mình có theo kịp và làm được tốt hơn họ không trước khi nhận dự án nhé!

Xác định độ mạnh của đối thủ ở trên top
Xác định độ mạnh của đối thủ ở trên top

Trên đây là bài viết của B-MIN chia sẻ 4 cách xác định độ khó của từ khóa SEO chuẩn và đơn giản nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác tại: https://bmin.com.vn/ . Xin chào và hẹn gặp lại!

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *